Làng gốm Bát Tràng là làng gốm cổ truyền lâu đời của Việt Nam nổi bật với những bài men quý hiếm, họa tiết tinh xảo, nghệ thuật. Qua mỗi thời kỳ biến đổi, những đặc trưng của chất men cũng biến đổi theo nhưng vẫn giữ được nét cơ bản truyền thống. Dưới đây là những dòng men đã tạo nên sự thành công của làng nghề gốm Bát Tràng.
1. Tìm hiểu về dòng men của làng gốm Bát Tràng
Men gốm là gì?
Men gốm là một lớp thủy tinh bao bọc lấy bề mặt xương gốm, thông thường một lớp men có chiều dày từ 0,15- 0,4mm. Tuy bản chất là thủy tinh nhưng phối liệu không hoàn toàn giống vì men khi nóng chảy phải đồng nhất mà không cần một sự trợ giúp cơ học nào, nên phối liệu không có vật chất nào không thể tạo ra thủy tinh.
Lớp men gốm cũng quyết định chất lượng bề mặt của sản phẩm gốm: bề mặt nhẵn mịn, nhám, rạn…
Nguyên liệu được sử dụng sản xuất men gốm Bát Tràng thường là các tạp chất chứa nhiều oxit: Li2O, Na2O, CaO, ZnO, MgO, K2O, PbO, B2O3, … chúng tồn tại dưới các trạng thái sau:
- Các nguyên liệu trạng thái dẻo như cao lanh, đất sét, bột steatit, betonit…
- Các nguyên liệu không dẻo: trường thạch, đá vôi, cát…
- Dạng hóa chất công nghiệp: BaCo3, Na2CO3, K2CO3, borax,…
Men gốm Bát Tràng có đặc điểm là màu men thanh nhã, giản dị nhưng tinh tế. Do đó, vào khoảng thế kỉ XV- XVII, gốm Bát Tràng đã theo các thuyền buôn Trung Quốc và các nước phương Tây đến với Nhật Bản cũng như nhiều nước ở Đông Nam Á và Nam Á.
Men gốm Bát Tràng đa dạng, phong phú tạo nên thương hiệu gốm Bát Tràng ngày nay
Thời xưa, men gốm Bát Tràng có năm dòng men đặc trưng là men lan, men nâu, men trắng ngà, men xanh rêu và men rạn. Cách pha chế men gốm được xem như là một phương thức bí truyền của từng dòng họ. Vì thế trải qua năm tháng, những phương thức ấy cũng bị mai một.
Hiện nay, các nghệ nhân gốm Bát Tràng đã phục chế thành công lại nhiều dòng men cổ điển của dân tộc như dòng men rạn, men chảy với các màu trắng nâu, xanh ngọc… cùng với đó là chế tạo nhiều dòng men mới lạ độc đáo để tô điểm cho các sản phẩm gốm sứ, vừa đem tới những giá trị nghệ thuật cho dòng men của nghề gốm Việt Nam.
2. Các dòng men của làng nghề gốm Bát Tràng
Gốm Bát Tràng hiện nay không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp trầm ấm, giản dị, độc đáo của các dòng men cổ mà còn lấp lánh những sắc màu men mới tươi vui, sống động và quyến rũ khách muôn phương.
Men lam
Được sử dụng từ thế kỷ 14, men lam là dòng men được dùng sớm nhất tại Bát Tràng. Sự kết hợp nghệ thuật tinh tế giữa men lam với kỹ thuật vẽ gốm với bút lông, tạo nên những hoa văn trang trí điển hình như rồng uốn, hoa sen, phong cảnh…
Men lam có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung luôn có độ từ canh chì đến xanh xãn, có sắc xanh đen. Men lam dùng để vẽ mây kết hợp với trang trí hình rồng nổi để mộc,vẽ cánh sen, băng diềm của chân đèn và lư hương, trên một số sản phẩm còn được dùng men lam phủ những chỗ màu trắng ngà rạn bị bog tróc, chỗ men phủ , màu nây có sắc xanh trì, đặc biệt chân đèn, lư hương.
Men nâu
Cùng là một trong những loại men xuất hiện từ đầu ở Bát Tràng, tương tự như men lam. Ban đầu men nâu được dùng vẽ trang trí lên các loại chậu, đĩa, chân đèn. Men lam không bóng và có những vết sần, nên thường thì thợ gốm sẽ phủ toàn bộ men nâu, rồi cạo lớp ngoài và tạo hoa văn mộc.
Men nâu được pha phối thành màu đỏ nâu được gọi là màu bã trầu. Bằng sự kết hợp màu sắc, người ta sẽ vẽ men nâu lên trên nền của lớp men trắng ngà và thu về màu vàng nâu.
Đến thế kỷ 19, men nâu chuyển sắc sang trở thành men bóng (men da lươn) rất được ưa chuộng và vẫn được áp dụng cho tới ngày nay.
Men trắng (ngà)
Màu trắng của men gốc có thể bị thay đổi thành nhiều dạng màu như xam, ngà, sữa đục… Loại men này thường được dùng để phủ lên men lam, men nâu, hoặc dùng riêng biệt độc lập. Men trắng khá mỏng, dễ rạn nứt nếu quy trình làm không chuẩn.
Men ngọc lục bảo
Men ngọc lục bảo nổi lên từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19, được song song kết hợp sử dụng với các loại men trắng và nâu. Men xanh ngọc dung vẽ mây, tô góc mảng diềm, đế, cột long đình. Men ngọc mang ý nghĩa tượng trưng rất lớn, vì loại men này chỉ có thể tìm thấy ở gốm sứ Bát Tràng vào thế kỷ 16-17.
Men rạn
Loại men độc đáo và ấn tượng này chỉ được sản xuất tại Bát Tràng từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20. Men rạn được tạo ra nhờ độ co của men và xương gốm trong quá trình nung.
Đến thế kỷ 19, khi men rạn vẫn còn trong thời kỳ phát triển, loại men này được phối kết hợp với men lam. Men rạn được biến tấu khá đa dạng với nhiều hình thức như khắc chìm, đắp nổi, không trang trí…
Hiện nay, men rạn được chuộng sử dụng trong rất nhiều đồ gốm sứ Bát Tràng từ đồ thờ cúng tâm linh, tới đồ gia dụng, ấm trà, bình hoa…
Men đa sắc
Bên cạnh những dòng men cổ truyền, truyền thống của làng gốm Bát Tràng đã được phục chế thành công thì men đa sắc. Men đa sắc là màu sắc men hoàn toàn tự nhiên, không chứa bất kỳ phẩm màu hóa học nào. Sự biến hóa chuyển đổi tưởng bất hợp lý nhưng lại hoàn toàn “tuyệt hảo” tạo nét rất riêng rất quý.
Gốm đa sắc vuốt tay với dòng men độc đáo mới lạ của làng gốm Bát Tràng
Nổi bật trong dòng men đa sắc đó là gốm vuốt tay đa sắc. Sản phẩm với những đường nét vuốt tay độc nhất vô nhị, mỗi sản phẩm chỉ có 1 phiên bản duy nhất. Gốm vuốt tay đa sắc là sự lưu giữ, sự phát triển của nghệ thuật “gốm vuốt tay đỉnh cao” làng gốm Bát Tràng.
Không chỉ mang tính nghệ thuật, tính lưu giữ “hồn gốm Việt” mà tính ứng dụng của sản phẩm cũng rất rộng rãi. Sản phẩm có thể decor trong không gian căn nhà như: bàn ăn, phòng khách hay tại nhà hàng, quán cà phê. Hơn thế nữa, đây cũng là một món quà tặng độc đáo mà bạn có thể mua dành tặng cho bạn bè, người thân.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về các dòng men gốm Bát Tràng được sử dụng hiện nay.